banner
 28/02/2019 03:15:20 PM

Xây dựng chuỗi sản xuất an toàn để chặn thực phẩm bẩn

Xây dựng nhiều chuỗi sản xuất an toàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tăng cường công tác thanh kiểm tra đột xuất và chế tài xử phạt là những giải pháp Bộ NNPTNT đưa ra để bảo đảm an toàn thực phẩm trong nông nghiệp thời gian tới.

 Hình thành nhiều chuỗi cung ứng an toàn

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, thời gian qua, việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã thu được những kết quả rất lớn. Cụ thể, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi đã được thông qua, xây dựng được tiêu chí rõ ràng về chất lượng, an toàn thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp, tạo hành lang pháp lý để đưa các ngành sản xuất nông nghiệp vào chuỗi khép kín.

Việc rà soát các vật tư nông nghiệp cũng được ngành triển khai một cách mạnh mẽ. Chỉ trong năm 2018, ngành đã loại bỏ 1.774 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật, 1.052 sản phẩm thuốc thú y, 3.621 sản phẩm phân bón kém chất lượng, không an toàn ra khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
 

Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra đột xuất các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm. ảnh: Nguyễn Quỳnh

 

Năm 2018, đã có hơn 1.800 cơ sở trồng trọt với diện tích khoảng 80.000ha, 500 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích hơn 2.600ha, 2.800 trang trại và hộ chăn nuôi được cấp chứng nhận VietGAP. 63 tỉnh, thành phố xây dựng thành công gần 1.250 chuỗi thực phẩm an toàn, 1.450 sản phẩm và gần 3.200 địa điểm bán sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp liên kết với HTX, hộ nông dân tổ chức chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn quy mô lớn như Tập đoàn Vingroup, Dabaco, Công ty Hùng Nhơn, Sanha, Ba Huân... Liên minh HTX Việt Nam cũng đã tổ chức hệ thống siêu thị kết nối với hơn 100 HTX nông nghiệp nhằm hình thành chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn...

Theo ông Tiệp, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã có chuyển biến rất tích cực, minh chứng là năm 2018 không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu thịt lợn và nước tiểu được kiểm tra. Tỷ lệ mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh là 13,1%, giảm 51% so với năm 2017; số mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh chiếm tỷ lệ 0,2%, giảm 68,2% so với năm 2017.

“Theo thống kê sơ bộ, sau khi đẩy mạnh thực hiện giám sát về an toàn thực phẩm, số vụ vi phạm đã giảm 38% và số người bị ngộ độc thực phẩm giảm 26%” - ông Tiệp cho hay.

Chủ động vượt thách thức

Phát biểu tại hội nghị triển khai Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông 

Bộ NNPTNT phải tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ việc giám sát, quản lý an toàn thực phẩm, cập nhật hệ thống trang thiết bị và phương pháp thử hiện đại…  đảm bảo những tiêu chí quốc tế. Như vậy, nông sản Việt mới đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính”. 
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến

nghiệp năm 2019 do Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhận định, thời gian qua, việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Có được kết quả này một phần là do công tác thanh tra, giám sát được đổi mới theo hướng tăng thanh tra, kiểm tra đột xuất. Chế tài xử lý vi phạm an toàn thực phẩm cũng được điều chỉnh theo hướng có tính răn đe cao hơn, từ mức xử phạt vài trăm ngàn/vụ lên hàng chục triệu đồng/vụ, tùy mức độ vi phạm.

Tuy nhiên, đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn một số thách thức nhất định. Tỷ lệ phát hiện số mẫu vi phạm về chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm rau củ quả và hóa chất kháng sinh trên thủy sản lại có xu hướng tăng so với trước.

Cụ thể, năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện 18 mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chiếm 1,41% và tăng so với 0,6% của năm 2017. Cùng với đó, 46 mẫu thủy sản vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh - chiếm 1,5% và tăng so với 0,89% của năm 2017. Tình trạng trên đã và đang tác động không tốt đến mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu rau, củ, quả và thủy sản. Hậu quả trước mắt là đã có lô hàng xuất khẩu bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất, kháng sinh bị trả lại, tiêu hủy, gây thiệt hại về kinh tế, uy tín của doanh nghiệp nói riêng, nông sản Việt Nam nói chung.

Để khắc phục tình trạng trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, cần củng cố lại quy trình sản xuất, trong đó, người sản xuất, chế biến cũng như kinh doanh nông sản cần chủ động cập nhật các quy định mới về an toàn thực phẩm và thực hiện nghiêm túc quy định, khuyến cáo về thời gian cách ly, thời gian ngừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh...

Việc quản lý an toàn thực phẩm chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi được thực hiện, giám sát đồng bộ, liên tục trong suốt chuỗi sản xuất từ giống cây trồng, vật nuôi, quy trình canh tác, thu hoạch, vận chuyển, chế biến tới tiêu thụ./.

Nguồn: Dân Việt
Video
Thống kê truy cập
Đang online
4
Hôm nay
1,377
Tháng này
201,040
Tổng truy cập
2,529,448