banner
 01/07/2019 11:01:29 AM

Dịch tả heo châu Phi lây lan mạnh và sự hỗ trợ của Chính phủ

Dịch tả heo châu Phi (ASF) đe dọa làm tê liệt ngành công nghiệp thịt heo ở Việt Nam và Campuchia, các nông hộ chăn nuôi nhỏ đang gồng mình để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

 Dễ lây lan

Sau khi heo tiếp xúc với dịch, nó có thể sẽ không xuất hiện dấu hiệu bị nhiễm bệnh trong một đến hai ngày đầu. Nhưng trong 5 ngày, hầu hết heo bị nhiễm bệnh sẽ chết – tỷ lệ tử vong là 100%.

Dịch tả heo không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 46% các vụ dịch ở châu Á đến từ những người lao động bị nhiễm bệnh. Virus có thể lây lan qua máy móc nông nghiệp, quần áo, giày dép và xe cộ. Vi khuẩn cũng có thể tồn tại thời gian dài trong thịt heo được bảo quản hoặc động vật chết.

Heo cũng thường bị nhiễm bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do thức ăn tận dụng. Một nghiên cứu cho thấy 34% các vụ dịch gần đây ở Trung Quốc có liên quan đến việc cho heo thức ăn tận dụng.

Tấn công tiểu nông

Những người nông dân bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người chăn nuôi heo quy mô nông hộ. Theo ông Nguyễn Việt Hùng – Đại diện khu vực Đông và Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phát biểu trên báo ASEAN Today, về cơ bản, họ không có đủ năng lực áp dụng an toàn sinh học để ngăn chặn ASF. Những tiểu nông vẫn đang chiếm số đông ở Việt Nam và điều đó dẫn đến những thách thức đối với việc kiểm soát và ngăn chặn ASF.

Việt Nam có tỷ lệ tiêu thụ thịt heo bình quân đầu người cao nhất thế giới. Thịt heo chiếm 3/4 lượng tiêu thụ thịt cả nước. Những người chăn nuôi quy mô nhỏ cung cấp phần lớn thịt heo của cả nước, khoảng từ 60 – 80% sản phẩm thịt heo. Ước tính 3 triệu hộ gia đình ở Việt Nam dựa vào sản xuất thịt heo để kiếm sống.

Ông Nguyễn Việt Hùng cho biết, rất nhiều hộ gia đình đã mất hoàn toàn đàn gia súc. Một số gia đình có quy mô trang trại trung bình đã mất tới 50.000 USD vì ASF.

Chính phủ hỗ trợ

FAO và OIE, các chuyên gia độc lập tại ILRI, đang phối hợp với chính phủ các nước Đông Nam Á để hợp tác và nỗ lực ngăn chặn sự lây lan dịch ASF. OIE đã làm việc để nâng cao năng lực của tất cả các cơ quan thú y trong khu vực bằng cách tổ chức các buổi tập huấn, tăng cường nhận thức và truyền thông các tài liệu bằng nhiều loại ngôn ngữ.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Việt Nam đã cấm chuyển heo từ các tỉnh được xác nhận là có dịch bệnh. FAO cũng thông báo cho nông dân và chính phủ rằng việc cho ăn thức ăn tận dụng, bao gồm cho heo ăn thừa và chất thải từ nhà bếp, có rủi ro mắc bệnh rất cao.

Tại Việt Nam, Chính phủ đang cố gắng hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này để khuyến khích họ báo cáo các trường hợp mắc bệnh. Nếu dịch được phát hiện, những con heo bị nhiễm bệnh sẽ bị tiêu hủy và xã xung quanh được tuyên bố là một xã bị nhiễm bệnh. Sau đó, chính phủ sẽ giám sát chặt chẽ nhưng nông dân trong khu vực vì họ vẫn có thể bán heo bệnh.

Trong trang trại lớn, những con heo có chung khu vực hàng rào với một con heo bị nhiễm bệnh phải được loại bỏ nhưng phần còn lại của đàn vẫn có thể được bán.

Điều này khác với cách tiếp cận của Trung Quốc, nước này đã tiêu hủy tất cả heo trong vòng 3 km gần một đàn heo bị nhiễm bệnh, đình chỉ các chợ bán heo tồn tại trong khu vực và thiết lập các trạm để kiểm tra và khử trùng giao thông trong phạm vi 10 km.

Ngay khi ASF được phát hiện tại Việt Nam, cả Lào và Campuchia đã hạn chế nhập khẩu thịt heo từ Việt Nam. Ở Campuchia, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản làm việc với ILRI, OIE và FAO. Chính phủ đã đề nghị bồi thường nông dân cho bất kỳ con heo nào mà họ tiêu hủy.

Nguồn: Langmoi.vn
Video
Thống kê truy cập
Đang online
41
Hôm nay
205
Tháng này
205,841
Tổng truy cập
2,534,249