banner
 15/04/2021 02:37:46 PM

Chuyến bay lịch sử của chiếc trực thăng NASA thám hiểm sao Hỏa đã thành công

Mới đây, NASA đưa ra thông báo đã thực hiện một chuyến bay lịch sử trên sao Hỏa, đánh dấu lần đầu tiên con người đưa được trực thăng động cơ Ingenuity ra ngoài quỹ đạo của Trái đất vào không gian.
Máy bay trực thăng thám hiểm Sao Hỏa của NASA đã thử chuyến bay đầu tiên vào ngày 11 tháng 4

Trực thăng sao Hỏa của NASA đã sống sót sau vài đêm đầu tiên khi ở trên một hành tinh bên ngoài Trái đất sau khi tách ra khỏi tàu vũ trụ Perseverance vào thứ Bảy ngày 3 tháng 4 vừa qua. Chiếc máy bay tí hon bắt đầu nhiệm vụ của mình tại Miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa nơi chiếc Perseverance của NASA đã hạ cánh vào ngày 18 tháng 2. Cơ quan vũ trụ Mỹ hiện đang chuẩn bị phóng tàu cánh quạt nặng 1,8kg ra ngoài không gian của sao Hỏa để tiếp tục làm nhiệm vụ.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Ingenuity sẽ trở thành tàu vũ trụ đầu tiên thực hiện chuyến bay có điều khiển, có động cơ trên một hành tinh khác không phải Trái đất. Buổi họp báo đầu tiên về sự kiện này sẽ được tổ chức vào cuối tuần này. NASA cho biết: "Đối với chuyến bay đầu tiên, trực thăng sẽ xuống thấp cách mặt đất vài feet, lơ lửng trong khoảng 20 đến 30 giây rồi hạ cánh. Đó sẽ là một cột mốc quan trọng của con người chúng ta, chuyến bay chạy bằng năng lượng đầu tiên trong bầu khí quyển cực kỳ mỏng của sao Hỏa. Sau đó, nhóm các phi hành gia sẽ thử các chuyến bay thử nghiệm bổ sung với khoảng cách tăng dần và độ cao lớn hơn.

Trực thăng đã được triển khai dưới sự điều khiển của tàu vũ trụ Perseverance

Tuy nhiên, trước khi có được những thành quả này, NASA đã phải thực hiện một danh sách dài các bài kiểm tra trước chuyến bay. Máy bay trực thăng sao Hỏa lần này không mang theo bất kỳ dụng cụ khoa học nào - nó phải nhỏ và nhẹ nhất có thể - nhưng nó vẫn chứa đầy đủ các thiết bị điện tử và máy tính.

Trong tuần này, NASA sẽ tiếp tục phóng các thiết bị hỗ trợ của Ingenuity. Sau khi chúng kết hợp được lại với nhau, NASA sẽ kiểm tra máy tính và hệ thống tự hành của trực thăng. Các kỹ sư của nhiệm vụ sẽ luôn giám sát để theo dõi mức năng lượng Mặt trời của Ingenuity. Trực thăng sao Hỏa này được xây dựng bởi Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL) cho sứ mệnh Sao Hỏa 2020. Nếu máy bay khởi động và hạ cánh không gặp trục trặc vào cuối tuần này, JPL sẽ lên lịch nhiều chuyến bay hơn trong suốt tháng 4.

Như vậy, Ingenuity đã vượt qua được mức nhiệt độ đóng băng có thể gây tử vong cho con người. Theo NASA, nhiệt độ buổi tối của sao Hỏa có thể xuống thấp tới -90C (-130F), đủ lạnh để đóng băng và làm nứt các bộ phận quan trọng của trực thăng. MiMi Aung, giám đốc dự án Ingenuity tại JPL, cho biết: "Đây là lần đầu tiên Ingenuity tự bay trên bề mặt sao Hỏa. Nhưng giờ chúng tôi xác nhận thêm rằng chúng tôi có vật liệu cách nhiệt phù hợp, máy sưởi phù hợp và đủ năng lượng trong pin để tồn tại qua đêm lạnh giá, đó là một chiến thắng lớn của đội. Chúng tôi rất vui vì đã có mặt trong nhiệm vụ lần này."

Bay trên sao Hỏa không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với một tàu cánh quạt như Ingenuity. NASA đã phải tạo ra một chiếc máy bay đủ nhẹ để duy trì lực đẩy, đồng thời cũng đủ nhỏ để phù hợp với tàu vũ trụ Perseverance. Sau khi máy bay trực thăng được triển khai, Perseverance sẽ phải di chuyển theo để cho giữ cho trực thăng có mức năng lượng tốt nhất. Perseverance đã gửi về những hình ảnh đầu tiên do trực thăng chụp và cả hình ảnh đầu tiên của nó trên bề mặt sao Hỏa.

Nguồn Dân Việt https://danviet.vn/chuyen-bay-lich-su-cua-chiec-truc-thang-nasa-tham-hiem-sao-hoa-da-thanh-cong-20210414215929354.htm
Video
Thống kê truy cập
Đang online
35
Hôm nay
383
Tháng này
210,488
Tổng truy cập
2,538,896