banner
 11/10/2019 04:03:27 PM

Kiểm tra, giám sát ATTP trong nông nghiệp: Chưa quyết liệt từ cơ sở

Quảng Ngãi xếp thứ 62/63 tỉnh, thành trong cả nước về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (ATTPNLTS) trong năm 2018. Mặc dù đã được phân cấp, tuy nhiên, công tác quản lý của cấp huyện, nhất là cấp xã trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn.
Từ đầu năm đến nay, vùng chuyên canh rau Nghĩa Dũng chưa có hộ gia đình sản xuất rau nào ký cam kết đảm bảo ATTP.

Khó khăn từ cơ sở

Theo kết quả xếp hạng của Bộ NN&PTNT, Quảng Ngãi xếp thứ 62/63 tỉnh, thành trong cả nước về triển khai công tác quản lý ATTPNLTS trong năm 2018.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS tỉnh, ông Võ Văn Kỹ thì nguyên nhân chính dẫn đến kết quả chỉ số xếp hạng của Quảng Ngãi thấp là do nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chưa được triển khai đồng bộ, đầy đủ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Phân cấp quản lý, UBND xã, phường, thị trấn hằng năm phải lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện công tác quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ TPNLTS trên địa bàn; thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện ký bản cam kết của các cơ sở và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đã được phân cấp theo quy định.

Mặc dù đã được phân cấp, nhưng thực tế, việc thực hiện nhiệm vụ này mới chỉ triển khai ở cấp tỉnh, tại các địa phương vẫn khá hạn chế. Không ít xã, phường vẫn còn bỏ ngỏ, chủ yếu dừng lại ở hình thức tuyên truyền, vận động, hầu như không có quyết định xử phạt.

Ở cấp huyện chủ yếu là kiêm nhiệm và chính quyền cơ sở ở một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến công tác này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo đảm ATVSTP trong nông nghiệp của tỉnh.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, Chi cục đã thẩm định điều kiện đảm bảo ATTP 223 cơ sở sản xuất, kinh doanh NLTSTP. Kết quả có 6 cơ sở xếp loại A, 217 cơ sở xếp loại B.

 

Phần lớn hàng hóa bán tại chợ chưa qua kiểm định ATTP của cơ quan chức năng
 

Chi cục đã lấy 125 mẫu thực phẩm NTS. Kết quả phân tích 88 mẫu phát hiện 6 mẫu không đảm bảo ATTP; kiểm tra, tranh tra chuyên ngành 24 cơ sở, phát hiện 3 cơ sở vi phạm, phạt tiền với số tiền 6 triệu đồng.

Đoàn thanh tra đã tiến hành lấy 16 mẫu kiểm nghiệm, phát hiện 3 mẫu chả heo và chả bỏ có hàm lượng Nitrat Benzoat không phù hợp với tiêu chuẩn Codex Stan 192-1995. Trong khi đó, cấp cơ sở hầu như không phát hiện, xử lý được vụ nào.

Xã Nghĩa Dũng, một trong những vùng chuyên canh rau lớn nhất tỉnh, với hàng trăm hộ dân trồng rau. Trong năm năm 2018, toàn xã có 70 hộ dân ký cam kết sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn. Từ đầu năm 2019 đến nay, chưa có hộ gia đình hay một cơ sở sản xuất, kinh doanh nào ký cam kết vì chính quyền mời người dân lại không đến.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Dũng, ông Trần Đình Trường cho biết, công tác kiểm tra, kiểm soát ATTP tại cơ sở bộc lộ quá nhiều cái khó do thiếu nhân lực, công cụ, thiết bị và kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

Vẫn thường trực nỗi lo mất ATTP

Qua kết quả kiểm nghiệm, phân tích, dù số mẫu không đạt thấp, tuy vậy mới chỉ là “bề nổi”, bởi thực tế số lượng mẫu được lấy rất ít so với số lượng sản phẩm xuất ra thị trường và đến tay người tiêu dùng.

Để cải thiện được chỉ số xếp hạng công tác quản lý ATTPNLTS, chi cục đã tham mưu cho Sở NN&PTNT có văn bản yêu cầu các các huyện, thành phố chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng chuyên môn, các xã, phường, thị trấn tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh TP đã được phân cấp Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS tỉnh Võ Văn Kỹ Vấn đề mất ATTP luôn là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng. Nguy cơ cao thực phẩm nhiễm hóa chất, tồn dư thuốc BVTV, kim loại nặng, chất kháng sinh vượt mức cho phép len lỏi vào mâm cơm của từng gia đình, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tại các chợ truyền thống, điều dễ nhận thấy là thực phẩm tại đây phần lớn đều không có kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng về vệ sinh ATTP. Vì vậy người tiêu dùng cũng khó phân định được đâu là thực phẩm an toàn.

Khi được hỏi về lựa chọn thực phẩm khi đi chợ, chị Lê Thu Nga, ở Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh cho hay: Thực sự tôi rất băn khoăn mỗi lần đi chợ vì không thấy có bất cứ chứng nhận nào an toàn trên sản phẩm. Hằng ngày, nhìn nông dân lạm dụng thuốc BVTV quá mức trên rau, chăn nuôi dùng thuốc kháng sinh mà lo. Chúng tôi vừa ăn, vừa lo cho sức khỏe của mình và người thân trong gia đình.

Đảm bảo ATTP trong nông nghiệp là nhu cầu cấp thiết. Để hạn chế và từng bước đẩy lùi được nguy cơ mất vệ sinh ATTP ngoài nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về ATTP, đòi hỏi phải được thực hiện hiệu quả, chặt chẽ, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở trong việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP.

Theo Ái Kiều (Nguồn Báo Điện tử Quảng Ngãi)
Video
Thống kê truy cập
Đang online
36
Hôm nay
344
Tháng này
208,686
Tổng truy cập
2,537,094